Khai mạc giải bóng đá Cúp Nhà báo và Công luận lần III - 2024
Chiều 24.1, T.Ư Đảng đã bế mạc Hội nghị T.Ư khóa XIII vừa khai mạc chiều qua. Phát biểu bế mạc, Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết, T.Ư Đảng đã thống nhất cao với Báo cáo tổng kết Nghị quyết 18 và phương án sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.Tổng Bí thư đề nghị, trên cơ sở kết luận tại hội nghị, đề nghị các cơ quan khẩn trương thể chế hóa để triển khai việc sắp xếp các cơ quan Đảng, Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chính phủ cùng với việc sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các văn bản pháp luật về tổ chức và hoạt động của các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị, hoàn thành trong quý 1/2025. "Đồng thời, khẩn trương triển khai đề án tiếp tục sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy công an địa phương theo mô hình công an 3 cấp: bộ, tỉnh, xã. Không tổ chức công an cấp huyện", Tổng Bí thư nêu rõ.Cùng đó, tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện sắp xếp, cơ cấu lại các cơ quan thanh tra, bảo đảm tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả, báo cáo Bộ Chính trị xem xét quyết định.Quá trình triển khai sắp xếp tổ chức, bộ máy mới cần bảo đảm mọi hoạt động của các cơ quan, tổ chức diễn ra liên tục, không ngắt quãng, không ảnh hưởng đến các hoạt động bình thường của người dân và doanh nghiệp; thực hiện tốt chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức bị tác động, ảnh hưởng do sắp xếp tổ chức bộ máy. Đồng thời, làm tốt công tác chính trị, tư tưởng, tạo sự đồng thuận trong triển khai thực hiện, phát huy tinh thần tiên phong, gương mẫu của cán bộ đảng viên, sẵn sàng hy sinh quyền lợi cá nhân vì sự phát triển chung của đất nước. Tổng Bí thư cũng nhấn mạnh, cần nghiên cứu cơ chế tạo việc làm cho người lao động tại khu vực nhà nước chuyển sang làm việc tại các khu vực ngoài nhà nước nhằm đảm bảo quyền lao động cho mọi công dân trong độ tuổi lao động. Có kế hoạch tạo việc làm cho những thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, công an trở về địa phương. Phấn đấu để mọi công dân trong độ tuổi lao động đều tham gia lao động, tạo ra của cải vật chất cho xã hội.Theo Tổng Bí thư, T.Ư Đảng cũng thống nhất với đề án bổ sung phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên và tăng trưởng giai đoạn 2026 - 2030 liên tục đạt 2 con số.Đây là những mục tiêu phải phấn đấu thực hiện để nước ta thoát ra khỏi bẫy thu nhập trung bình, đến năm 2030 là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao, đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao. T.Ư Đảng yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị, xã hội, cán bộ, đảng viên tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp, khơi thông mọi nguồn lực, tận dụng mọi cơ hội, khai thác tối đa các tiềm năng, thế mạnh để phát triển nhanh và bền vững.Tập trung đẩy mạnh 3 đột phá chiến lược, nhất là đột phá về thể chế vì đó là "đột phá của đột phá". Trong đó, Tổng Bí thư nhấn mạnh cần tiếp tục đẩy mạnh công tác hoàn thiện thể chế, pháp luật. Trước mắt, trong năm 2025 hướng dẫn, điều chỉnh một số luật liên quan đến đất đai, đầu tư công, luật doanh nghiệp, tháo gỡ mọi điểm nghẽn, rào cản; thực hiện phương pháp "quản lý theo kết quả", chuyển mạnh từ "tiền kiểm" sang "hậu kiểm" gắn với tăng cường kiểm tra, giám sát và kiểm soát quyền lực.Đồng thời, có cơ chế chính sách ưu tiên giải quyết các nguồn lực bị lãng phí, như quy hoạch treo, dự án vướng thủ tục, đất công không sử dụng, tài sản tranh chấp và kéo dài; tháo gỡ các điểm nghẽn đối với thị trường bất động sản, thị trường vốn, nhất là trái phiếu doanh nghiệp để tăng nhanh nguồn cung.Cạnh đó, khơi thông và sử dụng hiệu quả nguồn lực đầu tư công; thúc đẩy đầu tư tư nhân; thu hút vốn FDI có chọn lọc. Điều hành chính sách tài khóa linh hoạt để chất lượng tăng trưởng tín dụng phù hợp, kịp thời, bảo đảm đúng, trúng mục tiêu; động lực tăng trưởng hướng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, tạo sinh kế cho nhân dân, một số lĩnh vực ưu tiên và lĩnh vực có khả năng tái tạo tăng trưởng.Tập trung hoàn thiện đồng bộ hạ tầng chiến lược, nhất là hạ tầng giao thông, năng lượng và hạ tầng số; thúc đẩy các dự án điện hạt nhân, điện gió ngoài khơi; đẩy nhanh tiến độ sửa đổi và triển khai hiệu quả Quy hoạch điện VIII, bảo đảm đáp ứng đủ năng lượng cho tăng trưởng 2 con số.Tập trung thực hiện tốt Nghị quyết 57 về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số. Tổng Bí thư lưu ý, Ban chỉ đạo T.Ư sẽ áp dụng bộ chỉ số theo dõi đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị để biết rõ cấp nào, cơ quan nào hoạt động như thế nào.Tổng Bí thư cũng nhấn mạnh, cần chủ động triển khai các giải pháp toàn diện, đồng bộ về kinh tế, văn hóa, xã hội, ngoại giao... để thúc đẩy thương mại công bằng, hài hòa, bền vững với Mỹ, Trung Quốc, ASEAN, EU và các đối tác lớn của Việt Nam. Mở rộng, đa dạng hóa thị trường, đa dạng hóa sản phẩm, đa dạng hóa chuỗi cung ứng xuất khẩu mới bên cạnh thúc đẩy mạnh mẽ tiêu dùng trong nước...Tổng Bí thư cũng yêu cầu, từng cấp, từng ngành, từng địa phương cần nghiên cứu, thảo luận kế hoạch hành động của ngành mình, cấp mình, địa phương mình thật cụ thể, sát thực tế để đóng góp vào mục tiêu tăng trưởng chung của đất nước.Tổng Bí thư nhấn mạnh, cần bổ sung sửa đổi thể chế để xác lập tư duy bình đẳng giữa T.Ư và địa phương. Địa phương có quyền đòi hỏi, kiến nghị T.Ư có cơ chế, giải pháp tháo gỡ để địa phương phát triển bên cạnh việc địa phương chấp hành các chỉ thị, chỉ đạo của T.Ư. Những kiến nghị, đề xuất của địa phương phải được T.Ư xem xét một cách nghiêm túc, nhanh chóng, có trách nhiệm và phải trả lời dứt khoát, đúng thời gian quy định, rõ ràng, cụ thể tránh tình trạng bút phê như: "thực hiện theo đúng pháp luật và qui định hiện hành và tự chịu trách nhiệm" hoặc bút phê lòng vòng, đùn đẩy. "Đó là thứ bút phê an toàn, nhưng thực chất là tránh né, không làm đúng, làm tốt việc cần làm", Tổng Bí thư nhấn mạnh.Đặc biệt, Tổng Bí thư yêu cầu, sau khi giao việc phải có kế hoạch theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, từng cấp lãnh đạo phải chịu trách nhiệm về những nhiệm vụ được giao và kết quả chỉ đạo, kết quả công tác là căn cứ đánh giá kết quả hoàn thành nhiệm vụ của cá nhân, đơn vị đó. Bộ máy trong hệ thống chính trị phải hoạt động thông suốt từ T.Ư tới cơ sở trên tinh thần "công việc là trên hết".Ô mai - vị Hà Nội vấn vương lòng người
Mực nước các trạm trên dòng chính sông Mekong biến đổi chậm với xu thế xuống dần và thấp hơn trung bình nhiều năm (TBNN: 2012 - 2023) từ 0,15 - 1,5m. Dung tích Biển Hồ (Campuchia) cũng ít hơn TBNN khoảng 0,14 tỉ mét khối. Nước thượng nguồn về ít là điều kiện thuận lợi để các đợt triều cường đẩy nước biển vào sâu trong các nhánh sông gây nên tình trạng mặn xâm nhập ở ĐBSCL.
Porsche Taycan Cross Turismo - Xe điện gây nghiện
Ngày 20.1, tin từ Bệnh viện đa khoa quốc tế Nam Sài Gòn, cho biết bệnh viện vừa phẫu thuật cứu nữ bệnh nhân 24 tuổi (Camphuchia) bị hội chứng ruột ngắn hoại tử, kèm tiền sử bệnh lý nặng nề.Theo bác sĩ, nữ bệnh nhân mắc hội chứng ruột ngắn do viêm ruột hoại tử đã phẫu thuật làm hậu môn nhân tạo một đầu, tình trạng này gặp rất nhiều ở bệnh nhân Campuchia (chiếm khoảng 90%).Bên cạnh đó, bệnh nhân còn mắc Lupus ban đỏ hệ thống biến chứng nặng, như: thiếu máu tán huyết, giảm tiểu cầu miễn dịch, kháng thể kháng đông lưu hành. Bệnh nhân cũng đã được cắt lách trước đây. Đặc biệt, bệnh nhân trong tình trạng suy kiệt, suy dinh dưỡng nghiêm trọng, rối loạn đông máu và suy thận cấp khi nhập viện.Khi tiếp nhận bệnh nhân, bệnh viện đã thực hiện hội chẩn toàn viện gồm nhiều chuyên khoa (bác sĩ gây mê, ngoại tiêu hóa, hồi sức tích cực, huyết học) để lên kế hoạch chuẩn bị phẫu thuật. Các bác sĩ quyết định thực hiện phẫu thuật mở bụng để gỡ dính ruột, phục hồi lưu thông ruột - một can thiệp cần thiết để cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân. Tuy nhiên, ca mổ mang đến nguy cơ xì miệng nối cực kỳ cao vì các nguyên nhân bệnh lý đi kèm khiến vết thương lâu lành.Nhưng với sự chuẩn bị các phương án tốt, ca mổ đã thành công hơn cả mong đợi, bệnh nhân hồi phục tốt và xuất viện chỉ sau 7 ngày hậu phẫu.Thạc sĩ, bác sĩ CK1 Mai Văn Dũng, chuyên khoa Ngoại tổng quát, Bệnh viện đa khoa quốc tế Nam Sài Gòn cho hay, thông thường những trường hợp viêm ruột hoại tử sẽ được phẫu thuật cắt đoạn ruột, đưa 2 đầu ra ngoài thành bụng làm hậu môn nhân tạo, dịch tiêu hóa sẽ được hồi truyền vào đầu dưới hậu môn nhân tạo giúp bệnh nhân tránh tình trạng mất nước và điện giải (biến chứng của hội chứng ruột ngắn).Tuy nhiên trường hợp bệnh nhân trên thì chỉ được phẫu thuật đưa một đầu ra ngoài làm hậu môn nhân tạo, không có đầu dưới của hậu môn nhân tạo để hồi truyền dẫn đến tình trạng suy kiệt, mất nước và rối loạn điện giải. Điều này khiến bệnh nhân suy thận cấp, rối loạn điện giải, thúc đẩy bệnh nền nặng lên. Do đó cần phải phẫu thuật phục hồi lưu thông ruột sớm mới có thể cứu sống bệnh nhân. Nếu không được phẫu thuật phục hồi lưu thông ruột và quản lý toàn diện (nuôi dưỡng tĩnh mạch, điều trị nhiễm trùng, bổ sung điện giải và quản lý bệnh lý nền), nguy cơ tử vong ở bệnh nhân này gần như là chắc chắn.Bác sĩ Mai Văn Dũng khuyến cáo, với bệnh nhân mắc hội chứng ruột ngắn có hậu môn nhân tạo thì cần được chăm sóc dinh dưỡng tốt bằng bổ sung đủ năng lượng, chia nhỏ bữa ăn, hạn chế thức ăn gây kích thích tiêu hóa, uống nhiều nước, hỗ trợ nuôi dưỡng qua đường tĩnh mạch trong trường hợp nếu không đủ dinh dưỡng qua đường tiêu hóa.Bệnh nhân cần được quản lý hậu môn nhân tạo như vệ sinh đúng cách, theo dõi phân, bảo vệ da. Những bệnh nhân này cần phòng ngừa và xử trí biến chứng mất nước và rối loạn điện giải, kém hấp thu, nhiễm trùng...
Trong tập 126 của Mái ấm gia đình Việt, hoàn cảnh của Lê Ngọc Tâm Bình (13 tuổi) khiến Ngô Kiến Huy và dàn khách mời không khỏi xót xa. Từ nhỏ, cô bé đã không có một gia đình trọn vẹn vì cha mất sớm do tai nạn giao thông, mẹ có tổ ấm mới. 3 chị em Tâm Bình lớn lên trong sự chăm sóc của ông bà nội. Theo chia sẻ, ông của Tâm Bình đã ngoài 70 tuổi, từng 2 lần tai biến, cộng thêm bị tai nạn giao thông nên sức khỏe yếu. Trong khi đó, bà của cô bé bị suy giảm trí nhớ, lại mắc chứng cao huyết áp nên không lao động được gì. Anh chị của Tâm Bình là Như Huỳnh - Quốc Huy phải nghỉ học sớm để đi làm trang trải cuộc sống. Hiện tại, gia đình gặp khó khăn vì không có thu nhập ổn định. Vì hoàn cảnh gia đình, Tâm Bình và anh chị thường xuyên gặp cảnh thiếu ăn thiếu mặc. Bữa cơm hằng ngày của cả nhà chủ yếu chan nước tương, nhiều hơn thì có thêm vài con cá khô. Nỗi lo lớn nhất của 3 chị em Tâm Bình là mất đi ông bà - chỗ dựa duy nhất của các bé từ nhỏ đến lớn. Dương Hồng Phúc ôm Tâm Bình vào lòng để động viên và an ủi. Nam MC xúc động khi cô bé nhắc về bức ảnh gia đình duy nhất mà em có, được chụp khi Tâm Bình còn chưa ra đời. Anh nghẹn ngào vì thấy bất lực trước ước mơ của một đứa trẻ, mong một lần được chụp ảnh gia đình có đủ thành viên. Ca sĩ Ngô Kiến Huy không giấu được sự xúc động, lo lắng cho sức khỏe của ông nội em Bình khi đã lớn tuổi, lại vừa bị tai nạn xe vẫn cố gắng chăm sóc các cháu nhỏ mồ côi. Trong hậu trường, Ngô Kiến Huy cho biết anh thường xuyên xem Mái ấm gia đình Việt cùng người thân. Mỗi lần theo dõi chương trình, nam ca sĩ luôn phải kiềm lại cảm xúc vì mỗi khi khóc, anh thường bị mẹ trêu chọc. Ngô Kiến Huy tự nhận mình là một người cứng rắn, nên trong chương trình anh luôn cố kìm sự xúc động, luôn muốn mang đến năng lượng tích cực cho các gia đình. Anh hứa sẽ cùng người mẫu Tú Hảo nỗ lực hết mình để hoàn thành các thử thách của chương trình, mang đến phần thưởng giá trị cho các em nhỏ đang có hoàn cảnh khó khăn.
Đa phong cách với bản phối từ kiểu váy dài đến mắt cá chân
"Thay vì làm ra món ăn, thức uống kỳ dị để "câu like, câu view", đem lại những hệ lụy thì hãy sáng tạo ra thực phẩm gần gũi với thiên nhiên, mang tính cân bằng, hài hòa và bền vững…", bác sĩ Đặng Ngọc Hùng cho hay.